Trong những năm gần đây Việt Nam đã phát triển một không gian chính trị mới mà có thể được hiểu theo khái niệm ‘phạm vi công’ hoặc ‘phạm vi cộng cộng’ hoặc ‘phạm vi công cộng chính trị,’ tức political public sphere, theo định nghĩa ‘cổ điển’ của nhà xã hội hộc J. Habermas.
Theo Habermas, phạm vi công được hiểu:
-
là một lĩnh vực của đời sống xã hội mà trong đó một cái gì đó gần ‘dư luận’ (public opinion) có thể được hình thành. Quyền truy cập được bảo đảm để mọi công dân tham gia. Sự hình thành của phạm vi công cộng xảy ra trong những cuộc nói chuyện mà trong đó các cá nhân tạo thành một thực thể công cộng. Họ cư xử không phải vì mục đích kinh doanh, chuyên nghiệp, giao dịch việc riêng, hay là các thành viên của một định chế với các ràng buộc pháp lý của bộ máy nhà nước. Công dân hành xử trong một phạm vi công cộng không bị hạn chế, có sự bảo lãnh của tự do hội họp và lập hội, tự do bày tỏ ý kiến và công bố về những vấn đề chung. Trong một xã hội tồn tại loại truyền thông này đòi hỏi phải có biện pháp cụ thể để truyền thông tin và gây ảnh hưởng tới những người nhận được nó. Hiện nay các tờ báo và tạp chí, đài phát thanh và truyền hình là phương tiện truyền thông của lĩnh vực công cộng. Chúng tôi nói về phạm vi công cộng chính trị khi các tác phẩm được xuất bản và thảo luận công khai đề cập đến nhng hoạt động của nhà nước. Mặc dù cơ quan nhà nước có thể nắm thông tin khu vực chính trị công, nó không phải là một phần của phạm vi công (Habermas 1964, p. 49).
Tất nhiên phạm vi công cộng của Việt Nam khác cái gọi là ‘phạm vi công cộng tư do’ (liberal public sphere) của phương Tây trong thế kỳ 19 và 20. Và cũng khác “phạm vi công cộng” của những chế độ dân chủ sự thực (‘actually existing democracies’) và những chế độ ‘hậu dân chủ’ (post-democracies) ngày nay. Phạm vi công cộng chính trị đang phát triển ở Việt Nam có cả sự thú vị lẫn lạ lẫm và là sự phản ánh lịch sử đương đại cụ thể của Việt Nam.
Mối quan hệ giữa ‘phạm vi công cộng chính trị’ đang phát triển này với bộ máy đảng, nhà nước là khó nắm bắt. Bên cạnh những cán bộ Đảng lo về ‘an ninh Đảng,’ và có thời quen coi bất kỳ ai có ý thức hệ độc lập là “đối tượng” nguy hiểm đe dọa an ninh quốc gia,” còn có khá nhiều cán bộ và đảng viên đang tham gia tích cực thảo luận công khai về chính trị xã hội trong nước. Ngoài ra, ta thấy sự gia tăng số lượng các công dân ngoài khu vực nhà nước quan tâm đến các vấn đề chính trị và không chấp nhận chỉ có một khênh thông tin nữa.
Ở một bên, ta thấy sự phát triển của bộ phận lên tiếng một cách ôn hòa và xây dựng. Ở bên khác, ta thấy người ta coi bất cứ ai lên tiếng là ‘đối tượng chống đối,’ v.v. Đó là “sự bình thường mới” (the new normal) ở Viẹt Nam và tôi thấy là một tiến bộ không nhỏ. Vì sao? Vì trên thực tế nền chính trị của Việt Nam ngày càng đa nguyên hơn. Sự hình thành của một phạm vi công cộng là có thật.
Vậy, nên nghĩ gì về phạm vi công cộng chính trị mới của Việt Nam? Tháng trước tôi đã mới bắt đầu viết một bài phân tích về vấn đề này. Trong thời gian tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành nó. Ở đây chỉ xin chỉa sẻ hai ý và một trong số các kết luân ban đầu.
Thứ nhất, rõ ràng sự nổi lên của Internet đã và đang đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nó (phạm vi chính trị công cộng).
Thứ hai, không nên phóng đại sự phát triển của phạm vi công cộng chính trị Việt Nam. Bộ máy áp chế vẫn đang thống trị hầu như tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dù công dân ngày càng sẵn sàng chia sẻ chính kiến thì vẫn có nguy cơ phải gánh chịu áp lực của bộ máy an ninh. Đi sân bay chưa chắc ‘được’ quyền bay!
Thứ ba, bất chấp vấn đề trên, tự do ngôn luận ở Việt Nam hiện nay là hơn bất cứ lúc nào trong 40 năm qua, cho dù không nên phóng đại điều đó. Trong bài tôi có phân tích những đặc trưng của phạm vi công cộng ở Việt Nam từ góc nhìn chính trị. Tôi lấy vài ví dụ, từ những người đấu tranh về cải cách cho đến hiện tượng Zombie VN. Tôi cũng phân tích vai trò của nhà nước vì chắc chắn sự phát triển của phạm vi công cộng chính trị của Việt Nam xuất phát từ những mối quan hệ giữa nhà nước và môi trường xã hội của nó. Tức là một quá trình xã hội đa chiều.
Kết luận ban đầu của tôi là sự hình thành của một phạm vi công cộng chính trị tại Việt Nam đang theo con đường phản ánh những căng thẳng của xã hội trong một giai đoạn lịch sử quan trọng. Bất chấp những hạn chế và giới hạn, công dân Việt Nam hiện nay ngày càng sẵn sàng tham gia bày tỏ và chia sẻ các quan điểm chính trị xã hội của họ. Dù vậy, tương lai và tiềm năng của phạm vi công cộng ở Việt Nam cùng những đóng góp của nó đối với sự phát triển chính trị của đất nước vẫn còn chưa chắc chắn.
JL
Kyoto, Nhật bản
--------------------------------
Nguom: Jonathan London
Sự phát triển và giới hạn của ‘phạm vi công cộng chính trị’ ở Việt Nam
Reviewed by NaOh
on
10:13:00 AM
Rating:
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.