Chúng ta thường nói với nhau rằng, đừng quan tâm đến chuyện chính trị, nó phức tạp và nhiều khi có hại cho bản thân. Hãy lo mà làm ăn và vui chơi đi, mọi việc đã có nhà nước lo.
Thực ra thì không phải như vậy. Theo wikipedia , chính trị theo nghĩa rộng hơn là hoạt động của con người nhằm làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung mà những luật lệ này tác động trực tiếp lên cuộc sống của những người góp phần làm ra, gìn giữ và điều chỉnh những luật lệ chung đó. Như vậy, bản thân mọi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân đã chịu tác động trực tiếp của chính trị.thông qua các quy định, luật lệ của Nhà nước. Chúng ta không thể sống tách rời khỏi chính trị và đúng như Aristotle đã khẳng định, con người theo bản năng tự nhiên đã có tính chính trị. Chính trị tác động đến cuộc sống của chúng ta từ khi chúng ta chưa có mặt trên đời cho đến khi chúng ta đã rời thế giới này .
Cụ thể có thể kể ra như, việc cho phép mang thai hộ để giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn; chính sách công nhận những người thuộc giới tính thứ 3; chính sách điều hành giá xăng dầu ( giá xăng đang giảm xuống dưới 30USD/thùng, thấp nhất từ 2003 đến nay nhưng giá xăng trong nước không giảm tương ứng; giá taxi không giảm);con trẻ đến trường cách đây 20 năm và ngày nay mang hai cái căp nặng nhẹ khác nhau, học các môn khác nhau; thực phẩm chúng ta sử dụng trong bữa cơm hàng ngày bị nhiễm độc ngày một tràn lan, khó kiểm soát.v.v... Tất cả đều do chính trị mà ra.
Nếu cho rằng chính trị không liên can đến mình là không ý thực hết trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của một công dân, dĩ nhiên sẽ trở thành nạn nhân của các chính sách điều hành của giai cấp nắm quyền. Không có một chính sách, quy định nào của giới cầm quyền lại có thể thỏa mãn được tất cả mọi người dân, mọi sắc tộc trong một quốc gia. Do vậy đừng quá tin tưởng vào tính đúng đắn, cũng như an tâm răng chúng hoàn toàn được ban hành để phục vụ lợi ích của mình. Hơn nữa, trong một Nhà nước mà tham nhũng đang là quốc nạn thì càng phải nghi ngờ tính "vì dân" của các quyết sách chính trị.
Ở VN, những năm qua có nhiều chính sách buồn cười và lạ, bị người dân phản ứng phải huy bỏ như quy định cấp giấy phép lái xe phụ thuộc vào vòng ngực; chặt cây xanh ở HN, hay các chính sách thu hồi, đền bù đất đai đang tạo ra phản ững dữ dội từ người dân, tạo ra một đội ngũ những người "dân oan" khắp các tỉnh thành, dẫn đến tình trạng khiếu kiện tràn lan không có hướng xử lý dứt điểm... tạo ra bất ổn và nhiều hệ lụy tác động đến đời sống. Để duy trì sự ổn định, trật tự xã hội thay vì cải cách chính sách hướng đến công bằng và lợi ích người dân, chính quyền vì quyền lợi của mình, lại sử dụng công cụ chuyên chính để trấn áp, thiết lập khuôn khổ. Đó là chính trị của duy ý chí, xa rời thực tiễn cuộc sống người dân.
Chính trị suy đồi thì xã hội mạt, dung túng các hành vi vô văn hóa, vô đạo đức. Chính trị hưng thịnh thi xã hội bình yên, con người đối xử với nhau nhân văn và lễ nghĩa, đời sống hạnh phúc ấm no. Do đó, đòi hỏi mỗi con người dù ít, dù nhiều phải tham gia lên tiếng, tỏ thái độ của mình trước các chính sách, quy định của nhà nước; góp phần tạo dựng xã hội tiến bộ hơn, trong đó có gia đình mình, tương lai con em minh.
Cụ thể có thể kể ra như, việc cho phép mang thai hộ để giúp cho các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn; chính sách công nhận những người thuộc giới tính thứ 3; chính sách điều hành giá xăng dầu ( giá xăng đang giảm xuống dưới 30USD/thùng, thấp nhất từ 2003 đến nay nhưng giá xăng trong nước không giảm tương ứng; giá taxi không giảm);con trẻ đến trường cách đây 20 năm và ngày nay mang hai cái căp nặng nhẹ khác nhau, học các môn khác nhau; thực phẩm chúng ta sử dụng trong bữa cơm hàng ngày bị nhiễm độc ngày một tràn lan, khó kiểm soát.v.v... Tất cả đều do chính trị mà ra.
Nếu cho rằng chính trị không liên can đến mình là không ý thực hết trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của một công dân, dĩ nhiên sẽ trở thành nạn nhân của các chính sách điều hành của giai cấp nắm quyền. Không có một chính sách, quy định nào của giới cầm quyền lại có thể thỏa mãn được tất cả mọi người dân, mọi sắc tộc trong một quốc gia. Do vậy đừng quá tin tưởng vào tính đúng đắn, cũng như an tâm răng chúng hoàn toàn được ban hành để phục vụ lợi ích của mình. Hơn nữa, trong một Nhà nước mà tham nhũng đang là quốc nạn thì càng phải nghi ngờ tính "vì dân" của các quyết sách chính trị.
Ở VN, những năm qua có nhiều chính sách buồn cười và lạ, bị người dân phản ứng phải huy bỏ như quy định cấp giấy phép lái xe phụ thuộc vào vòng ngực; chặt cây xanh ở HN, hay các chính sách thu hồi, đền bù đất đai đang tạo ra phản ững dữ dội từ người dân, tạo ra một đội ngũ những người "dân oan" khắp các tỉnh thành, dẫn đến tình trạng khiếu kiện tràn lan không có hướng xử lý dứt điểm... tạo ra bất ổn và nhiều hệ lụy tác động đến đời sống. Để duy trì sự ổn định, trật tự xã hội thay vì cải cách chính sách hướng đến công bằng và lợi ích người dân, chính quyền vì quyền lợi của mình, lại sử dụng công cụ chuyên chính để trấn áp, thiết lập khuôn khổ. Đó là chính trị của duy ý chí, xa rời thực tiễn cuộc sống người dân.
Chính trị suy đồi thì xã hội mạt, dung túng các hành vi vô văn hóa, vô đạo đức. Chính trị hưng thịnh thi xã hội bình yên, con người đối xử với nhau nhân văn và lễ nghĩa, đời sống hạnh phúc ấm no. Do đó, đòi hỏi mỗi con người dù ít, dù nhiều phải tham gia lên tiếng, tỏ thái độ của mình trước các chính sách, quy định của nhà nước; góp phần tạo dựng xã hội tiến bộ hơn, trong đó có gia đình mình, tương lai con em minh.
1/2016
Chính trị là gì.
Reviewed by NaOh
on
4:56:00 PM
Rating:
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.