Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam không?

Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam khôn

Trong thời điểm hiện tai, câu hỏi liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam không có lẽ đang có trong suy nghĩ của phần lớn người dân Việt quan tâm thế sự. Đã có những đồn đoán chưa rõ ràng về sự điều binh của Trung Quốc tại vùng biên giới giáp phía Bắc Việt Nam, đã có những dự đoán Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam trong thời gian tới trong một cuộc chiến ngắn ngày như hồi 1979 tung lên mạng. Chắc hẳn các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng đã và đang có nhiều thông tin thực hư và tính các tình huống có thể xảy ra. Và kịch bản xấu nhất chiến tranh xảy ra thì hơn - thua, được - mất như thế nào đã có trù liệu, kể cả những thay đổi về môi trường chính trị.

Quay trở về câu hỏi: Liệu Trung Quốc có đánh không? cá nhân mình có suy nghĩ rằng để trả lời câu hỏi trên thì cần giải quyết thấu đáo mục đích và toan tính về lợi ích của Trung Quốc trong bài toán này.

1 - Mục đích của Trung Quốc là gì?

Sau những thành công trong thực hiện chính sách cải cách kinh tế, nên kinh tế Trung Quốc thực sự đã có nhưng phát triển đột phá và tới 2012 đã vượt Nhật Bản trở nên nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Điều này, đã đưa Trung Quốc trở thành những nước "lớn" trên thế giới và là một cực thực sự của trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh. Với ưu thế về thị trường tiêu thụ tiềm năng và thị trường sức lao động, Trung Quốc luôn được các nền kinh tế lớn G7 ve vãn và ưu ái,  nhượng bộ về chính trị, nhân quyền, môi trường ... hòng để tìm kiếm lợi ích trong đầu tư. Chiều ngược lại thì Trung Quốc không có một giá trị nào để khẳng định vị thế đối trọng tương ứng của mình. Về văn hóa thì đi đến đâu người Trung Quốc cũng bị ghét về thói xấu trong cư xử, ăn ở; về hàng hóa thì chất lượng kém và độc hại, làm ăn chụp giựt; trong nước thì bạo loạn và tham nhũng, ...Cộng đồng quốc tế, nhất là các nước mạnh về kinh tế đối xử với Trung Quốc chẳng khác nào như với anh trọc phú lắm tiền nhiều lợi thế nhưng không văn minh và không đáng trọng vọng. Nên ngoài lợi ích kinh tế ra, Trung Quốc còn lâu mới có vị thế bằng các nước Nhật, Hàn, Thái, Sing ... trong khu vực châu Á.

Trung Quốc biết rất rõ điều này và luôn cảm thấy lẻ loi trong vị thế những nước lớn như Mỹ, EU, Nga ... Hãy xem, Mỹ luôn có các nước đồng minh thân cận Nhật, Hàn, Philippines...; Nga thì có sức mạnh về khí đốt đủ để châu Âu phải dè chừng và sự gắn kết trong cộng đồng SNG có từ thời Xô-Viết, hay EU luôn là khối kinh tế, chính trị đồng nhất vững chắc...Trên thế giới còn lại Châu Phi, châu Á và vùng Trung cận đông để các nước lớn giành ảnh hưởng. Châu Phi trong những năm qua, cách mạng hoa Lài đã gần như ngả về Mỹ, Trung cận đông với tài nguyền dầu mỏ, chẳng dại gì chơi với thằng trọc phú. Nga thì cũng kiếm ăn quanh quẩn khu vực các nước SNG và mới nhất là kiếm được Crime cung coi như thành công. Riêng Trung Quốc, không biết giành ảnh hưởng ở đâu khác ngoài châu Á. Tuy nhiên, tại châu Á phần lớn cá nước đều đã định hình rõ lập trường, họ có thể thua về kinh tế nhưng về môi trường chính trị thì hơn hẳn, TQ không có cơ hội dùng chính trị để tạo ảnh hưởng được. Điển hình, Myanmar đã rời bỏ TQ và thân phương Tây một cách nhanh chóng đã là một cú sốc đánh vào thể diện chính trị nước lớn của TQ trong hai năm qua. Trong bối cảnh Obama xoay trục với chuyến công du một loạt nước châu Á trong năm nay đã làm cho Trung Quốc thấy rằng nếu ko có hành động gì khẳng định sức mạnh thì sớm muộn cũng "chết trong cô đơn". Biển Đông - nơi đang có những tranh chấp với một loạt nước, rõ ràng là cái nguyên cớ để anh "trọc phú" làm lớn chuyện khẳng định sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình trong bối cảnh quốc tế hiện nay.

Ngoài ra, việc gây hấn biến Đông sẽ giúp TQ giải quyết thêm các vấn đề đối nội như làm loãng sự chú ý thế giới vào tình hình căng thăng đòi ly khai của dân tộc vùng Tân Cương, giảm bớt sự phân rã xã hội đang gia tăng trước đòi hỏi cải cách chính trị cho phù hợp với kinh tế thị trường.

Việc tranh chấp tại biển Đông giữa TQ và các nước khu vực đã có từ lâu. Nhưng lần này, việc gây hấn lại chỉ với Việt Nam. Đây là tính toán có chủ đích của Trung Quốc. Trước hết, hai nước cùng thể chế chính trị, thực tế thì VN luôn lấy TQ làm điểm tựa về tinh thần và sức mạnh trước các biến chuyển cục diện địa chính trị thế giới. Thêm nữa, với ràng buộc "16+4" được hai ĐCS TQ và VN thỏa thuận, coi như Việt Nam là nước xác định làm "đệ tử" cho TQ trong tất cả mọi vấn đề. Cho nên, TQ có gây hấn thì VN cũng không giám gây chiến. Đó là điều chắc chắn vì hiện nay, TQ cô đơn một thì VN cô đơn 10 lần. Thứ hai, những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế VN bắt đầu có những động thái mua sắm vũ khí, khí tài hiện đại đã làm TQ không an tâm. Rõ ràng, những khí tài ấy đang nhằm vào bảo vệ vùng biển đang có tranh chấp và nếu không làm gì thì việc VN và Asean liên kết chống lại TQ trên biển chỉ còn làm vấn đề thời gian. Khi đó nguy cơ mất sự lệ thuộc của "đệ tử" cuối cùng là chắc chắn, lẻ loi càng thêm lẻ loi!. Thứ ba, việc gây hấn này còn thêm mục đích thị uy với VN, là cơ hội để khống chế VN chặt chẽ hơn. Rõ ràng, khi VN bị gây hấn, chèn ép mà không một nước nào giúp, cùng lắm chỉ biểu lộ sự "quan ngại" thì chẳng bao giờ dám động đến một thuyền câu nào của TQ chứ đừng nói là húc tàu và gây chiến. Chúng ta đều biết, nếu việc gây hấn trở thành một tiền lệ không được giải quyết dứt điểm mà thông qua hình thức thỏa hiệp theo kiểu "cùng hợp tác khai khác" cũng coi như mất hoàn toàn với VN. Trên đảo Gạc ma, được biết TQ đang tập trung xây sân bay. như vậy tầm khống chế VN và toàn bộ biển Đông với TQ coi như được định đoạt. Trong bối cảnh đó, việc Mỹ "xoay trục" cũng không còn nhiều ý nghĩa uy hiếp đáng sợ với TQ nữa. Đó là điều TQ khát khao thực hiện cho được bằng sức mạnh.

2- Trung Quốc được - mất gì khi đánh Việt Nam?

Như trên đã nói, TQ gây hấn nhằm nhiều mục đích và khi đạt được các mục đích ấy ít thì sẽ có nhiều lợi thế về tầm ảnh hưởng, cả về kinh tế , chính trị và quân sự.
Cái lợi đầu tiên, biến sự tranh chấp vùng biển với VN trở nên tiền lệ và là vướng mắc lịch sử giữa hai nước "anh-em" không liên quan đến quốc tế, từ đó nghiễm nhiên coi quần đảo Hoàng Sa là của Trung Quốc. Thứ 2, trong biến động tranh gianh ảnh hưởng của các nước được coi là "cực" thế giới hiện nay, thì TQ cũng phong tỏa được hầu hết biển Đông, tuyến đường hàng hải thương mại lớn của toàn cầu là một ưu thế vô cùng lớn, chưa kể nguồn tại nguyên dầu mỏ tại đây. Thứ 3, hướng sự chú ý của dư luận rời xa các trì trệ và rối loạn chính trị trong nước đang ngày càng lớn. Bạo loạn ly khai Tân cương, tham nhũng, người dân thống khổ, đjao đức xuống cấp... đang là bài toán không coa lời giải của chính quyền. Và cuối cùng, chèn ép VN từ bỏ mộng "thoát Trung", toàn tâm toàn ý vào "16+4" vô điều kiện.

Tuy nhiên, nếu đánh VN thì Trung Quốc mất tất cả, đó là điều chắc chắn. Về kinh phí cuộc chiến chắc chắn không nhỏ, với vũ khí VN mua sắm được và với truyền thống chống TQ của dân VN thì không thể có cuộc chiến đánh nhanh thắng nhanh được; nếuVN "chết" mà TQ cũng "què" về kinh tế là điều không mong muốn của TQ. Về chính trị thì gần như cuộc chiến xảy ra cũng đồng nghĩa mất vĩnh viễn thằng "đệ tử" còn lại. Làm như thế chẳng khác nào đẩy/đuổi VN rời xa tầm ảnh hưởng đang có sẵn giống như Myanmar. Mỹ tự nhiên "ngư ông đắc lợi", cũng là điều TQ cũng không hề muốn. Hơn nữa, việc chiếm được biển Đông mà mất VN về tay kẻ khác thì coi như "tham dĩa bỏ mâm". Để cô lập VN, ngoài việc gây hấn trên biển, TQ được cho là đang giật dây cho biểu tình gây rối trong nước để làm mất lòng tin của các nhà đầu tư vào môi trường ổn định của VN cũng như làm suy yếu kinh tế VN. Mặt khác, TQ đang và đang lôi kéo một vài nước Asean để chia rẽ thống nhất khối này trong các vấn đề về chủ quyền như Cam-pu-chia và Lào. Chính vì vậy, về mặt chủ quan đứng trên góc độ lợi ích của TQ có thể khẳng định chắc chắn gần như không có khả năng xảy ra một cuộc chiến giữa TQ và VN trong tương lại gần.

Tuy nhiên, cuộc chiến sẽ xảy ra nếu VN động binh ra tay trước.
Là một nước yếu và bị lệ thuộc nhưng nếu bị dồn ép và bị xúc phạm quá trớn thì VN cũng có thể sẽ ra tay với TQ. Bởi bị dồn ép và bị xúc phạm sẽ làm cho chút lòng tin còn lại của dân chúng với chính thể sẽ tiêu tan. Thực tế, việc điều hành kinh tế kém, tình trạng tham nhũng và lợi ích nhóm đã bị dân chúng oán thán; đường lối chính trị độc đảng, bế tắc đang làm sút giảm nghiêm trọng lòng tin của người dân trong những năm qua. Nếu để mất chủ quyền và lãnh thổ vào tay TQ - kẻ thù truyền kiếp của dân tộc - chẳng khác nào giọt nước tràn ly. Bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ gần như là hành động cuối cùng để chính quyền khẳng định họ đồng hành với ý chí nhân dân. Cho nên khi bị dồn ép đến giới hạn cuối cùng ấy, chắc chắn VN sẽ hành động. Vấn đề là tín hiệu "tới hạn"có được nhận biết cùng lúc hay không.
....
P/s, nên nhớ, trò chơi "tháu cáy dư luận" thế giới thì các nước CS vẫn đang là bậc thầy!.


Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam không? Liệu Trung Quốc có đánh Việt Nam không? Reviewed by NaOh on 12:13:00 AM Rating: 5

No comments:

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Home Ads