30 năm đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, từ kế hoạch tập trung chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hộ chủ nghĩa. Đến nay đã có nhiều người nhận thức rằng không rõ kinh tế thị trường định hướng XHCN là gì, mặc dù họ khẳng định nó khác hẳn với kinh tế thị trường của CNTB.
Thế nhưng khi đề cập đến kết quả đổi mới kinh tế, các cấp có thẩm quyền vẫn luôn có thói quen ca ngợi không tiếc lời về kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong tất cả các luận cương chính trị của đảng, báo cáo của chính phủ và của các bộ, ngành thì thành tựu tốt đẹp của 30 năm qua được mô tả là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước của dân do dân và vi dân, sự điều hành kinh tế của chính phủ theo nền kinh tế thị trường đjnh hướng XHCN v.v....Khách quan nhìn nhận, những chuyển biến về kinh tế trong 30 năm qua là rõ nét, bởi lẽ tự nhiên khi nên kinh tế quản lý theo cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liệu bị xóa bỏ, bản thân sưc sản xuất trong xã hội được giải phóng nó đã tạo ra động lực để tăng năng suất và hiệu quả quản lý rồi. Còn cái cơ chế thị trường định hướng XHCN nó tác động tich cực ntn để gia tăng thêm động lực kich thich sức sản xuất thì có lẽ còn cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể hơn. Có thực tế là nền kinh tế lấy DNNN làm nền tảng mà quản lý theo kinh tế thị trưởng định hướng XHCN đã dựng nên những tập đoàn đa ngành và hiệu quả của nhưng "nắm đấm thép" này hiện nay cũng phần nào lý giải cho tính đúng đắn của mô hình này.
Mặt khác, hình như lại có một sự lập lờ và đánh tráo rất phổ biến đó là những tác động tiêu cực của việc chuyển đổi kinh tế luôn được gán cho tác động xấu của nền kinh tế thị trường (nhấn mạnh là ở đây cái đuôi định hướng XHCN bị cắt đi một cách có chủ ý). Tương tự, cũng thường hay thấy hiện tượng này trên thực tế khi người ta sử dụng từ Tp. Hồ Chí Minh và Sài Gòn vậy. Cảm giác không chính danh khi gọi tên, minh định một sự vật hiện tượng.
Mới nhất, trong lời phát biểu khai mạc hội nghị TW9, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu: "Tập trung trả lời câu hỏi phải chăng trong hơn 15 năm qua, kinh tế nước ta có tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng văn hoá, đạo đức xã hội lại có nhiều biểu hiện xuống cấp, thậm chí có mặt nghiêm trọng ? Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân vì sao ? Vì chủ trương, chính sách, biện pháp chưa phù hợp hay vì nhận thức, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết chưa tốt, chưa nghiêm ? Vì tác động mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông ?...". Tại sao ông lại đổ lỗi cho một cơ chế kinh tế chưa khi nào được công nhận được tồn tại tại VN thay vì phải thẳng thắn gọi đúng tên nó là kinh tế thị trường định hướng XHCN (dù nó không rõ).
Một sự ngạc nhiên không nhỏ nữa, là chúng ta luôn xác định theo đuổi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hơn nữa, còn định vị nó là mô hình tiên tiến ưu việt hơn hẳn nền kinh tế thị trường TBCN đang thịnh hành trên thế giới. Trớ trêu, trong các đàm phán với quốc tế thì lại luôn đề nghị họ công nhận "Việt Nam có nền kinh tế thị trường", vội vàng quên hết ưu việt và định hướng XHCN một cách rất "hồn nhiên". Thế mới lạ!
Tóm lại, Kinh tế thị trường ở Việt Nam có "định hướng" hay "vô hướng" là khái niệm không rõ ràng. Nó được sử dụng cho mục đich chính trị nhiều hơn là mục đích kinh tế, hay dân sinh. Song, tất cả những gì là đặc trưng của nền kinh tế thị trường TBCN đều đã hình thành và ảnh hưởng trong thực tiễn. Vậy thì trước sau gì những nguyên lý của nó cũng tác động lên đời sống xã hội như "Suy cho cùng, sự quyết định tính hơn hẳn của chế độ này với chế độ khác là kinh tế, chứ không phải chính trị" (Không nhầm thì câu này của Lenine) và "Kinh tế quyết định chính trị", cho nên việc nên kinh tế thị trường thì trước sau gì chính trị cũng phải chuyến biến tương thich với nó chứ không thể khác được!
Hy vọng là thế.
Thế nhưng khi đề cập đến kết quả đổi mới kinh tế, các cấp có thẩm quyền vẫn luôn có thói quen ca ngợi không tiếc lời về kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trong tất cả các luận cương chính trị của đảng, báo cáo của chính phủ và của các bộ, ngành thì thành tựu tốt đẹp của 30 năm qua được mô tả là nhờ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của nhà nước của dân do dân và vi dân, sự điều hành kinh tế của chính phủ theo nền kinh tế thị trường đjnh hướng XHCN v.v....Khách quan nhìn nhận, những chuyển biến về kinh tế trong 30 năm qua là rõ nét, bởi lẽ tự nhiên khi nên kinh tế quản lý theo cơ chế kinh tế kế hoạch tập trung quan liệu bị xóa bỏ, bản thân sưc sản xuất trong xã hội được giải phóng nó đã tạo ra động lực để tăng năng suất và hiệu quả quản lý rồi. Còn cái cơ chế thị trường định hướng XHCN nó tác động tich cực ntn để gia tăng thêm động lực kich thich sức sản xuất thì có lẽ còn cần nghiên cứu, đánh giá cụ thể hơn. Có thực tế là nền kinh tế lấy DNNN làm nền tảng mà quản lý theo kinh tế thị trưởng định hướng XHCN đã dựng nên những tập đoàn đa ngành và hiệu quả của nhưng "nắm đấm thép" này hiện nay cũng phần nào lý giải cho tính đúng đắn của mô hình này.
Mặt khác, hình như lại có một sự lập lờ và đánh tráo rất phổ biến đó là những tác động tiêu cực của việc chuyển đổi kinh tế luôn được gán cho tác động xấu của nền kinh tế thị trường (nhấn mạnh là ở đây cái đuôi định hướng XHCN bị cắt đi một cách có chủ ý). Tương tự, cũng thường hay thấy hiện tượng này trên thực tế khi người ta sử dụng từ Tp. Hồ Chí Minh và Sài Gòn vậy. Cảm giác không chính danh khi gọi tên, minh định một sự vật hiện tượng.
Mới nhất, trong lời phát biểu khai mạc hội nghị TW9, TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu: "Tập trung trả lời câu hỏi phải chăng trong hơn 15 năm qua, kinh tế nước ta có tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng văn hoá, đạo đức xã hội lại có nhiều biểu hiện xuống cấp, thậm chí có mặt nghiêm trọng ? Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân vì sao ? Vì chủ trương, chính sách, biện pháp chưa phù hợp hay vì nhận thức, quán triệt, tổ chức thực hiện Nghị quyết chưa tốt, chưa nghiêm ? Vì tác động mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập quốc tế và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông ?...". Tại sao ông lại đổ lỗi cho một cơ chế kinh tế chưa khi nào được công nhận được tồn tại tại VN thay vì phải thẳng thắn gọi đúng tên nó là kinh tế thị trường định hướng XHCN (dù nó không rõ).
Một sự ngạc nhiên không nhỏ nữa, là chúng ta luôn xác định theo đuổi nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Hơn nữa, còn định vị nó là mô hình tiên tiến ưu việt hơn hẳn nền kinh tế thị trường TBCN đang thịnh hành trên thế giới. Trớ trêu, trong các đàm phán với quốc tế thì lại luôn đề nghị họ công nhận "Việt Nam có nền kinh tế thị trường", vội vàng quên hết ưu việt và định hướng XHCN một cách rất "hồn nhiên". Thế mới lạ!
Tóm lại, Kinh tế thị trường ở Việt Nam có "định hướng" hay "vô hướng" là khái niệm không rõ ràng. Nó được sử dụng cho mục đich chính trị nhiều hơn là mục đích kinh tế, hay dân sinh. Song, tất cả những gì là đặc trưng của nền kinh tế thị trường TBCN đều đã hình thành và ảnh hưởng trong thực tiễn. Vậy thì trước sau gì những nguyên lý của nó cũng tác động lên đời sống xã hội như "Suy cho cùng, sự quyết định tính hơn hẳn của chế độ này với chế độ khác là kinh tế, chứ không phải chính trị" (Không nhầm thì câu này của Lenine) và "Kinh tế quyết định chính trị", cho nên việc nên kinh tế thị trường thì trước sau gì chính trị cũng phải chuyến biến tương thich với nó chứ không thể khác được!
Hy vọng là thế.
Kinh tế thị trường Việt Nam định hướng hay "vô hướng"
Reviewed by NaOh
on
9:35:00 PM
Rating:
No comments:
Note: Only a member of this blog may post a comment.