Giá bán lẻ xăng dầu đã hợp lý chưa?


gia-xang-giam

Ngày 18/2/2016, Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa có công văn yêu cầu điều chỉnh giá giá xăng dầu trong nước. Theo đó, giá bán lẻ xăng RON 92 giảm 961 đồng/lít xuống mức tối đa 13.752 đồng/lít. Đây là lần giảm giá thứ 6 liên tiếp từ đâu năm đến nay, đưa giá xăng hiện nay ở mức thấp nhất kể từ 10/2009 và thấp gần bằng 1/2 so với giá xăng thời điểm 6/2014. Thông tin này tác động tích cực tới tâm lý người tiêu dùng cả nước, bởi giá xăng có ảnh hưởng tới giá cả tất cả hàng hóa tiêu dùng.

Để biết vì sao giá xăng lại giảm xuống chỉ còn 13750 đ/l thì hãy xem chi tiết cơ cấu giá một lít xăng gồm các khoản mục gì dưới đây: ( http://hiephoixangdau.org/gia-co-so/gia-co-so-hang-ngay/newest-content.html.)


gia-co-so

Tuy nhiên, giá xăng thị trường VN đã thực sự hợp lý hay chưa thì lại là câu chuyện khác.

Nhìn vào cơ cấu tính giá xăng dâu, ta thấy giá CIF tính giá cơ sở là 5.956 đ/l xăng A92 Như vậy một lít xăng cập cảng VN được đưa đến người tiêu dùng đã đội lên 13.752 - 5.956 = 7.796 đ (131%). Mức đội giá này là khá lớn so với các hàng hóa thông thường hiện nay. Mặt khác, xăng dâu là mặt hàng do Nhà nước quản lý điều hành lẽ ra chi phí lưu thông, phân phối phải được kiểm soát theo hướng "vì dân" thay vì theo hướng "tư bản độc quyền" như vậy.

Thử xem có điều gì không hợp lý khiến người tiêu dùng đã phải trả thêm chi phí cao hơn 131% cho mỗi lít xăng.

Đầu tiên thấy ngay, trong 131% chi phí tăng thêm mỗi lit xăng có 1350 đ  là chi phí và lợi nhuận định mức. Bởi là mặt hàng thuộc diện quản lý độc quyền mới có một mức ấn định lợi nhuận và chi phí như vậy. Tuy nhiên đây không phải là quy luật của KT thị trường, nhưng không có nghĩa là cho phép nó tính nó bất di bất dịch. Nên chăng nó tính theo tỷ lệ trên giá thành thì đúng bản chất hơn. Vd, thời điểm xăng 2600 đ/l thì chí phí + lợi nhuân khoảng 1300 tương đương 5%; khi giá xăng thị trường giảm thì khoản định mức cũng giảm tương ứng. như vậy, tỷ suất lợi nhuận vẫn đảm bảo, mà quyền lợi người tiêu dùng cũng không bị thiệt.

Phần còn lại (7796 - 1350 = 6.646đ) là thuế và trích bình ổn giá. Trong đó, thuế bảo vệ môi trường ấn định 3000 đ/lit, không hiểu mức thuế cố định này được tính toán dựa trên tiêu chí nào. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ theo hướng là cần chi phí 3000 đ để khắc phục tác hại một lit xăng gây ra cho môi trường thì chắc là chủ quan, vô lý. Bản có nghĩ rằng bạn đổ 3lit xăng vào xe máy và chạy một vòng trong thành phố có nghĩa là bạn đã bắt Nhà nước phải bỏ ra 9000 đồng khắc phục môi trường không?. Nếu không, thì chính người tiêu dùng là người đang trả phí cho một sự chủ quan vô lý này khi mua xăng.

Còn về quỹ bình ổn giá. Theo đó, khoản định mức bình ổn giá tính cho mỗi lit xăng nhập khẩu là 300 đ. Nghe thì có vẻ hợp lý cho công tác quản lý và điều tiết thị trường. Nhưng cơ chế thị trường và một nền kinh tế nhỏ bé như VN thì nếu có sự "chèn ép" "bao vây" từ các tổ chức, tập đoàn, định chế ... để lũng đoạn giá xăng thì CP sẽ giữ được bao lâu và mức thu 300 đ/l liệu có đủ không!?. Hãy nhìn vào ca-phê, cao-su hay các mặt hàng nông sản xuất bán TQ, sao không đặt vấn đề bình ổn giá cho ông dân khỏi bị chèn ép đi!?. Thật sự đây là vấn đề hệ trọng hơn nhiều với quỹ bình ổn giá xăng. Vì vậy thu 300 đ/l xăng để bình ổn giá thì khi cần chẳng thấm vào đâu, nhưng hiện tại lại là gánh nặng cho chi phí người tiêu dùng.

Bởi vậy, có ý kiến chuyên gia cho rằng thời điểm hiện tại, nếu tính toán hợp lý thì giá xăng A92 ở VN chỉ vào khoảng 7.000 đ/l là hoàn toàn có cơ sở. Khi người tiêu dùng được hưởng lợi từ những chính sách kinh tế thì cũng đồng nghĩa cả nền kinh tế được hưởng lợi và phát triển.

2/2016
# Hình minh họa từ dantri

Giá bán lẻ xăng dầu đã hợp lý chưa? Giá bán lẻ xăng dầu đã hợp lý chưa? Reviewed by NaOh on 9:42:00 AM Rating: 5

No comments:

Note: Only a member of this blog may post a comment.

Home Ads