Monday, November 30, 2015

Phần mềm thước Lỗ Ban - Cách sử dụng thước Lỗ Ban

Các bạn dowload phần mềm miễn phí tại đây:

http://ketcau.com/FORUM/showthread.php?t=55175

Cảm ơn bạn Lemanhhung0320 rất nhiều, đã lập nên phần mềm này và phổ biến cho mọi người sử dụng.
" Giới thiệu của bạn Hùng:
Xin giới thiệu với các bạn một phần mềm tra thước Lỗ Ban.

Mình không muốn nói nhiều về thước Lỗ Ban, chỉ xin giới thiệu sơ qua về phần mềm.
vLB dùng để tra nhanh thước Lỗ Ban loại 52,2cm, 42,9 và 38,8cm.
vLB có sử dụng 3 loại ngôn ngữ tiếng Việt là: không dấu, font chữ TCVN và font chữ Unicode. Bạn có thể tùy chọn cho phù hợp trong lúc làm việc.
Giới hạn của thước từ 0m đến 15m.
Bạn có thể dễ dàng kéo và thả để di chuyển thước.
Có lần phải chọn kích thước bàn thờ, mình biết rằng kích thước từ bàn thờ, đến nhà cửa, đất cát nếu tuân theo thước Lỗ Ban thì rất tốt cho gia chủ (chưa kiểm chứng được ! Việc tra thước Lỗ Ban đã có rất nhiều phần mềm của các chuyên gia phong thủy. Tuy nhiên do lần đầu phải làm việc với thước Lỗ Ban nên mình rất bối rối. Cộng với việc thông tin trên mạng rất nhiều nên thực sự không biết tra như nào cho chuẩn xác.
Sau một thời gian nghiên cứu mình đã tạo ra phần mềm này, hy vọng những bạn dùng nó sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ như mình lúc đầu.
"

Sunday, November 29, 2015

14 thủ thuật trên máy tính “nhỏ nhưng có võ”

ICTnews – bạn đã biết cách quay trở lại tab mình chẳng may tắt không? Bạn có biết cách chụp ảnh một phần màn hình mà không cần cài đặt phần mềm không? Và còn rất nhiều thủ thuật hữu ích khác bạn có thể học được sau khi đọc xong bài viết này
14 thủ thuật trên máy tinh

Nếu có gì mà người sử dụng Reddit giỏi nhất thì đó chắc chắn phải là các thủ thuật máy tính. 14 thủ thuật dưới đây là những mẹo hay thu thập trên Reddit tất cả chúng ta nên biết để giúp trải nghiệm trên máy tính dễ dàng và thú vị hơn bao giờ hết.

Saturday, November 28, 2015

Sử ta

sách giao khoa
Hình minh họa. Nguồn Internet
Sử gì mà chuyện xưa, chưa có tư liệu chính xác đã khẳng định như đúng rồi. Từ Triệu Đà, An Dương Vương sang Lê Long Đĩnh, Lý Thái Tổ, Lý Thường Kiệt đến Trần Thủ Độ, Huyền Trân công chúa, Hồ Quý Ly, Lê Lợi ... đầy những "nghi án" chưa có lời giải mà sách vở chỉ chép một chiều. Hỏi Triệu Đà có phải vua nước ta ko? Hỏi chiếc nỏ thần làm như thế nào? Hỏi Lê Lợi có trả gươm cho rùa ko? Hỏi thơ Thần có phải của Lý Thường Kiệt không? ai biết đâu là đúng sai! Học sử mà ngộ nhận thì đâu phải là mục đich của môn học này.

Sử gì mà chuyện nay, rõ ràng thanh thiên bạch nhật lại không được nói đúng, nói chính xác. Từ chuyện ông Hồ hoạt động ở nước ngoài, vua Bảo Đại từ chức, chuyện Lê Văn Tám, chuyện ông Ngô Đình Diệm sang chuyện CCRĐ, Nhân văn Giai phẩm, chuyện 30/4, đến chuyện mất Hoàng Sa, chuyện mất Gạc Ma... tất cả chỉ trong vòng 100 năm. Tư liệu, nhân chứng, đội ngũ các nhà sử học còn đầy đủ mà vẫn không có cuốn sách sử nào ghi cho đúng. Ông Hồ có thật đi tìm đường cứu nước hay ông có vợ hay không? Lê Văn Tám có thật hay không? ông Ngô Đình Diệm lê máy chém giết hại đồng bào? Hoàng Sa, Gạc Ma bị ai cướp, nói ra sợ "xu thế" ghét địch có hại cho chế độ ? Liệu đó có còn là lịch sử.

Friday, November 27, 2015

Nhóm lợi ích ở Việt Nam hiện nay

loi-ich-nhom
Từ sau Đại hội XI (2011) của Đảng CSVN, thuật ngữ “lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” bắt đầu được sử dụng và cũng từ đó thuật ngữ này được sử dụng khá thường xuyên. Nếu như ở trên thế giới, đa phần “nhóm lợi ích” được hiểu theo cả hai nghĩa tích cực và tiêu cực, thì ở Việt Nam, đặc biệt là trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) Đảng CSVN “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thuật ngữ này hầu như được nhận thức theo nghĩa tiêu cực. Dư luận xã hội chủ yếu tập trung vào các nhóm lợi ích hoạt động ngầm trong lĩnh vực kinh tế, cấu kết với những “nhân vật” có thẩm quyền ra quyết định hoặc có khả năng tác động đến chính sách vì lợi ích riêng, làm tổn hại đến lợi ích của các nhóm khác, lợi ích của số đông và đặc biệt là lợi ích quốc gia. TS. Lê Đăng Doanh đã nhận diện nhóm lợi ích hiện nay ở Việt Nam như sau: “Lợi ích nhóm ở Việt Nam có đặc trưng là liên quan đến những người có chức, có quyền, nhất là quyền liên quan đến cán bộ, tài chính, ngân sách, đầu tư, đất đai, hầm mỏ, rừng, biển, v.v… Những người này có thể ở cấp trung ương, tỉnh, huyện, xã phường hay ở cấp sở, phòng, thậm chí cá nhân thanh tra, cảnh sát hay ở doanh nghiệp nhà nước, tập đoàn, dự án, v.v…”[1].

Monday, November 23, 2015

[Clip] Đại biểu Quốc Hội Dương Thu Hương phát biểu góp ý Báo cáo chính trị đại hội Đảng

Đây là nội dung phát biểu của bà Dương Thu Hương, cựu Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN, tại Hội thảo Góp ý văn kiện Đại hội 11.

Thông tin về thực trạng đất nước, về sự bế tặc trong đường lỗi của Đảng, và cả sự bất lực trong giải pháp, phương pháp điều hành ... được bà Hương trình bày trong rõ ràng, ngắn và dễ hiểu. Đó là sự phản ững của một Đảng viên trước sự yếu kém, trì trệ và bảo thủ của Đảng. Với thực tế này, chẳng cần đến thế lực nào lật đổ, tự bản thân chính thể này đã tạo ra điều ấy!


----------------------
Nguồn: Youtube

Tuesday, November 17, 2015

Khốn khổ nước tôi

KHỐN KHỔ NƯỚC TÔI- Khalil Gibran

khon-kho-nuoc-toi
Khốn khổ nước tôi
Mê tín thì vô hạn
Tôn giáo thì nông cạn
Khốn khổ nước tôi
Mặc áo mình không dệt
Ăn gạo mình không trồng
Uống rượu mình không làm
Khốn khổ nước tôi
Ca ngợi côn đồ là anh hùng
Gọi kẻ xâm lăng là bạn vàng
Khốn khổ nước tôi
Trong mơ thì ghét cay ghét đắng
Tỉnh dậy lại đầu hàng
Khốn khổ nước tôi
Chỉ dám nói năng khi đưa tang
Chỉ dám khoe khoang di sản hoang tàn
Chỉ dám phản kháng khi đầu sắp lìa khỏi cổ
Khốn khổ nước tôi
Chính khách xảo quyệt như chó sói
Triết gia tung hứng chữ làm xiếc
Nghệ thuật bắt chước chắp và vá
Khốn khổ nước tôi
Kèn loa tưng bừng rước kẻ cai trị mới
Rồi tống cổ chúng bằng la hét phản đối
Rồi lại tưng bừng kèn loa đón kẻ cai trị khác
Khốn khổ nước tôi
Vĩ nhân càng nhiều tuổi càng lú
Thánh nhân chờ mãi chưa ra đời
Khốn khổ nước tôi
Cứ chia năm xẻ bảy chơi
Phe nào cũng xưng mình là nước..

Monday, November 16, 2015

Thân thế và sự nghiệp của Muhammad

Thế giới đang rúng động bởi các vụ khủng bố đẫm máu do Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo tự xưng (IS) tiến hành. Vậy ai là người khai lập nên Hồi giáo và tôn chỉ của nó là gì? Bài viết dưới đây về Thân thế và sự nghiệp của Muhammad, sẽ hé mở các yếu tố lịch sử, văn hóa, chính trị thúc đẩy hình thành các khuôn thước/ luật lệ của người Hồi Giáo. Qua đó hiểu hơn về các tổ chức thánh chiến mang màu sắc/tinh thần đạo Hồi đang trỗi dậy và gây nên nhiều xáo trộn trên thế giới những năm qua.

Muhammad

Vị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi.

Wednesday, November 11, 2015

Cuộc đời của Bà Aung San Suu Kyi

Cuộc đời người phụ nữ nổi tiếng nhất Myanmar

Bà Aung San Suu Kyi - lãnh đạo đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) - được ví như "ngọn hải đăng của niềm hy vọng" cho người dân Myanmar.

hình ảnh bà San Suu Kyi
Suu Kyi là con gái của vị anh hùng dân tộc Myanmar – tướng Aung San. Ông Aung bị ám sát vào tháng 7/1947 – chỉ 6 tháng trước khi quốc gia Đông Nam Á giành độc lập. Lúc ấy, bà Suu Kyi mới lên 2 tuổi. Ảnh chụp bà Suu Kyi (giữa) cùng bố mẹ và hai người anh năm 1947 tại Burma.

Monday, November 9, 2015

Về bài thơ Nam Quốc Sơn Hà.

Bài thơ Nam Quốc Sơn Hà
Hôm qua đọc bài: "Phụ huynh sốc với bản dịch mới của bài thơ Sông núi nước Nam trong SGK lớp 7"  thấy cung hơi băn khoăn. Không biết vì sao bản dịch bài thơ được xem là Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên, rất quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh nay bị thay đổi dịch khác đi, đọc nghe lạ lẫm và ngang phè. Tuy nhiên, bài báo dẫn lời ông GS,TS Đỗ Ngọc Thống cho biết :"Từ ngữ của bài thơ không giống như trước, nhưng ý nghĩa của bài thơ không có gì thay đổi. Khi phát hành sách đã có các nhà thẩm định rồi, nên không sai được...."

Hôm nay, tìm trên fb thấy bài nói về các dị bản chữ Hán của bài Nam Quốc Sơn Hà được chép ở các tài liệu sử khác nhau. Văn bản Hán tự (bản gốc) mà còn khác nhau, thì văn bản dịch không giống nhau cũng đúng thôi.

Dưới đây là nội dung các bản Hán tự gốc:

"Nam quốc sơn hà" vốn được viết bằng Hán văn; người dịch khác nhau đương nhiên sẽ cho bản dịch khác nhau. Nhưng ở đây tạm không bàn đến bản dịch. Bản Hán văn lưu hành hiện nay là bản được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư. Tuy nhiên, câu chuyện Trương Hống, Trương Hát đọc Nam quốc sơn hà, được chép lại trong ĐVSKTT với dòng chữ nhỏ, mở đầu viết "người đời truyền rằng...", kỳ thực được các sử gia thời Lê đưa vào sau khi tham khảo các sách Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, là các sách ghi chép truyền thuyết dân gian được viết vào thời Trần.